Tủy răng là 1 phần mô nhỏ có dạng sợi nằm ở chính giữa răng. Điều trị tủy chính là loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm khỏi răng. Sau khi đã lấy được hết phần tủy đã bị hỏng khoảng trống để lại sẽ được bác sĩ trám bít lại. Vậy khi nào cần trám bít tủy và kỹ thuật này được thực hiện như thế nào.
Tìm hiểu khi nào thì lấy tủy răng
Các trường hợp cần thiết phải lấy tủy răng như sau:
Theo các bác sĩ nha khoa, những trường hợp cần lấy tủy răng như sau:
- Cảm giác đau nhói khi ăn nhai hoặc khi ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh
- Răng bị nứt, gãy.
- Răng bị sâu nặng, sát tới chân răng
- Răng chấn thương do ngoại lực như ngã hay tai nan..
- Mủ trắng xuất hiện dưới chân răng gây mất thẩm mỹ hoặc gây hôi miệng.
- Răng đau nhức liên tục, uống thuốc giảm đau không có dấu hiệu suy giảm
Nếu tủy răng đã chết hay đã bị nhiễm trùng mà không được điều trị sớm có thể hình thành mủ ở phần chóp chân răng bên trong xương hàm tạo thành áp xe răng. Nghiêm trọng hơn sẽ phá hủy cấu trúc xương quanh răng, gây đau nhức.
Xem thêm: có nên lấy tủy răng không
Qua trình điều trị tủy như thế nào
Thực hiện lấy tủy răng bao gồm khá nhiều giai đoạn đòi hỏi người bệnh phải đến phóng nha nhiều lần hẹn để hoàn thành quá trình điều trị. Đến nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào tình trạng của răng cũng như vi trí răng phải thực hiện là răng nào.
Đầu tiên các bác sĩ sẽ mở phần tủy từ mặt sau nếu là các răng trước, mặt nhai nếu là các răng cối nhỏ và răng cối lớn. Sau khi đã lấy hết phần tủy bị bệnh, buồng tủy cũng như ống tủy sẽ được làm sạch, nong rộng để chuẩn bị trám bít. Nếu lần chữa đầu tiên chưa xong các bác sẽ đặt 1 miếng trám tạm thời lên răng để bảo vệ răng giữa các lần hẹn. Sau đó ống tủy sẽ được trám bít nếu đã sạch tủy. Chất liệu được sử dụng là gutta-percha được chèn vào bên trong của ống tủy.
Cuối cùng các bác sĩ sẽ bọc 1 mão răng lên phần thân răng được điều trị tủy để có thể phục hồi lại hình dáng tự nhiên của răng.
Có thể bạn quan tâm: cách làm răng khểnh tại nhà
Để không phải thực hiện điều trị tủy
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày. Nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ được mảng bám ở kẽ răng
- Ăn uống điều độ giữa tinh bột và đường. Hạn chế ăn vặt, khi ăn răng của bạn phải tiếp xúc nhiều với axit không tốt cho răng.
- Kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa Fl,có công dụng làm chắc răng và ngăn ngừa sâu răng.
- Nên đi khám nha sĩ thường xuyên để có thể phát hiện được bệnh từ sớm. Việc điều trị sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
0 comments:
Post a Comment